Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

DÂN CƯ BỀN VỮNG – GỐC CỦA MỌI TĂNG TRƯỞNG

 DÂN CƯ BỀN VỮNG – GỐC CỦA MỌI TĂNG TRƯỞNG

Đô thị hóa, suy cho cùng không gì ngoài sự tập trung dân cư, mang lại tiện nghi, tiện ích, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, tăng thêm giá trị của cải và sản phẩm để khoảng cách giàu-nghèo sẽ thu hẹp lại, quyền lợi của người dân sẽ được bảo đảm. Vì được như vậy, mỗi cá nhân sẽ đóng vai trò vừa tham gia vừa sáng tạo làm đẹp bộ mặt đô thị, góp phần làm đời sống đô thị thêm phong phú… Mỗi đô thị vì thế sẽ có một bản sắc riêng, chuyên biệt nhưng không hòa lẫn. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn dự án khu đô thị- dân cư Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Một bước đột phá trong quy hoạch đô thị.

Đô thị hóa và vấn đề bản sắc văn hóa:

Thành phố HCM là điển hình về tốc độ đô thị hóa “nóng bỏng” như 20 năm trước đây khi biên giới của nó kéo dài qua quận 2, quận 9, quận Thủ Đức, mở rộng sang quận 7, Bình Chánh, Nhà Bè… Sự tập trung dân số tăng lên hàng năm, nếu năm 2009 có 8 triệu người thì cuối năm 2011 đã lên đến 10 triệu người. Sự di dân từ các tỉnh ngoại biên, từ các vùng miền trên cả nước đã “đa dạng hóa” lối sống đô thị, góp phần tăng trưởng về kinh tế, năng lực sản xuất và tiêu thụ. Mặt khác, sự tập trung này cũng dẫn đến nhiều “mặt xấu”, tiêu biểu như văn hóa giao thông, nếp sống văn minh, trật tự, văn hóa ứng xử, giữ gìn môi trường.

Ngày nay, nhận thức rõ về mặt thuận lợi và khó khăn của quy hoạch đô thị, các nhà quản lý đã rất thận trọng trong việc triển khai, phát triển đô thị. Các quy họach đô thị đã được dự đoán cho 20-30 năm sau, sự quan tâm bao quát tất cả các mục tiêu từ dân số, giáo dục, môi trường, giao thông, y tế, thổ nhưỡng, đất đai đến phát triển hạ tầng như giao thông, điện, nước, môi trường, chất thải, đến cảnh quan sinh thái để chuyên biệt hóa đô thị và giữ gìn bản sắc mà nó vốn có.

Khu đô thị Thạnh Phú – Bước đột phá chiến lược của tỉnh Đồng Nai.



Cổng vào TP.Biên Hòa
Với hạt nhân là thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, giống như thành phố HCM, có sức thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư FDI và dòng di dân nhập cư ồ ạt đổ về. Đó cũng là nguồn lao động giàu tiềm năng cho các công trình lớn như thủy điện Trị An, Sông Tranh… hay các lâm trường như Hiếu Liêm, Mã Đà và con số dân nhập cư tăng trường ngày càng đông vì Biên Hòa có ưu thế về hạ tầng, án ngữ hai quốc lộ lớn của cả nước là quốc lộ 1A và 51, lại là nơi hình thành các khu công nghiệp đầu tiên tại Miền Nam như KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Loteco…bên cạnh đó Biên Hòa còn là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của tỉnh. Vì thế tháng 2/2010 Biên Hòa đã mở rộng thêm 4 xã, tăng 10.899 ha diện tích đất tư nhiên. Sức ép dân số và tiềm năng phát triển không ngừng ở đó, Biên Hòa tiếp tục mở rộng các vùng ven, các đô thị vệ tinh xuất hiện để đảm bảo được quy hoạch tổng thể của Biên Hòa không bị phá vỡ đồng thời đóng vai trò phát triển kinh tế, văn hóa cho nội ô. Một trong các đô thị được quy họach với quy mô lớn, hiện đại, có khả năng thay đổi nâng cao đời sống dân chúng, giữ gìn bản sắc văn hóa-kinh tế của vùng miền ở một mức cao hơn, đó là Khu Đô Thị Công Nghiệp Thạnh Phú.

Quy hoạch hoàn hảo – cư dân bền vững:

Nằm trong hai xã Tân Bình và Thạnh Phú, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, đô thị Thạnh Phú với diện tích 897.4 ha có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Trước hết, là sự mật độ tập trung dân cao, mức tăng trưởng nhảy vọt. Năm 2010 dân số tòan huyện Vĩnh Cửu là 45.000 người so với 25-30.000 người năm 2005, nghĩa là chỉ sau 5 năm đã tăng lên đến gần 50%, lực lượng nhập cư thuộc lao động trẻ, sống tập trung tại các khu công nghiệp tạo điều kiện quy hoạch đa chức năng, tập trung. Các trung tâm hành chính, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tậm giáo dục bao gồm các trường mẫu giáo, cấp 1,2, 3, bệnh viện đa khoa, cùng các khu văn hóa, cây xanh, công viên, thể dục thể thao… . đều nằm trong nội vi đô thị. Đô thị mới sẽ đóng góp lớn về văn hóa xã hội cho người dân, tăng năng lực hành chánh- chính trị của toàn huyện Vĩnh Cửu, tạo vị thế ngang bằng với mức dịch vụ công của TP.Biên Hòa.


Chùa Bửu Phong TP.Biên Hòa
Thứ hai là đường giao thông xuyên suốt, có sẵn hạ tầng và quỹ đất để nâng cấp, tái tạo, mở rộng. Giao thông dựa trên hai trục lộ chính 768 Đường ĐT 768 hướng Đông –Tây nối khu dân cư và khu công nghịệp của đô thị, đường số 12 nối đô thị đi Bình Dương và đường Đồng Khởi hướng Bắc-Nam nối khu công nghiệp với TP.Biên Hòa. Với thế “dựa lưng” với TP.Biên Hòa, trong vòng 2km, cư dân đô thị dễ dàng thụ hưởng các dịch vụ giải trí, thư giãn, vui chơi nổi tiếng của Biên Hòa như núi Bửu Long, Hồ long An, Chùa Bửu Phong được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia..



Cầu Thủ Biên nối liền Biên Hòa-Bình Dương
Thứ ba là diện tích cho khu dân cư, cây xanh, các công trình công cộng chiếm ưu thế. Trong 897 ha thì diện tích cho cho dân cư chiếm 496 ha (chiếm 55.3 %), mật độ lý tưởng: 73m2/người.

Thứ tư là các hình thái nhà đa dạng: nhà vườn, nhà liên kế, nhà phố, chung cư…. Đáp ứng các mức giá, không gian sống cho nhiều thành phần khác nhau. Các chỉ tiêu quy hoạch hạ tầng như điện, nước, nước thải, giao thông, bưu điện… đã được thống nhất.

Thứ năm là bản sắc kinh tế văn hóa của vùng được phát huy. Trước khi định hình đô thị, người dân Tân Bình và Thạnh Phú sống bằng nghề làm ruộng, làm vườn. Không gian thóang đãng, yên tĩnh, sạch, khí hậu mát mẻ, nên nhà nhà kiến trúc theo tầng thấp, bao quanh là các thảm thực vật xanh tươi để giữ độ ẩm, tránh nóng, bức xạ nhiệt từ mặt trời…Bao bọc quanh vùng là sông Đồng Nai, bồi đắp nên các cù lao xanh mát giàu cây trái như cù lao Tân Triều, làng bưởi Tân Triều. Theo đó kiến trúc của đô thị Thạnh phú là kiến trúc tầng thấp, công trình chính 2-3 tầng, công trình phụ từ 1-2 tầng, hoàn tòan phù hợp với điều kiện môi trường và cảnh quan chung. Tóm lại suy cho cùng, đô thị hóa là sự tập trung dân cư, mang lại tiện nghi, tiện ích, nâng cao chất lượng tinh thần và vật chất của người dân, tăng thêm giá trị của cải và sản phẩm, không chỉ cho một cá nhân nào đó mà cho tòan xã hội. Quy hoạch đô thị chính là tập hợp các nguồn lực của địa phương và giúp nó phát triển cao hơn. Mỗi cư dân sẽ là những thành viên bền vững giúp đô thị phát triển, đây là gốc của mọi tăng trưởng.
Tuấn Anh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét